Bộ đồ chơi lật ảnh này khá sinh động và hữu ích
cho bé phát triển hoạt động cũng như tư duy. Ngay cả khi bé lớn, bé vẫn có thể
sử dụng chúng để học chữ cái hay để dán ảnh của mình trang trí góc học tập riêng.
Bạn
cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
-
Bìa các tông
- Dao rọc giấy
- Bút màu
- Keo dán
- Một đôi kim đan hoặc que tròn có mấu ở đầu
- Một ít mốp hoặc xốp
- Một vỏ hộp sữa vuông hoặc tròn (nếu thích).
Bước
1:
In và phóng to hoặc nhỏ mẫu bên tới cỡ tùy ý,
miễn sao chiều cao của khoảng trống trong khung ảnh chính nhỏ hơn độ dài của
đôi kim đan vài cm là được.
Bước 2:
Áp mẫu bên lên bìa các tông rồi dùng dao rọc
giấy cắt bìa theo mẫu. Bạn cần cắt 2 khung ảnh chữ nhật, 12 nền ảnh hình vuông
và 4 miếng giá đỡ.

Phần bìa chữ nhật trong khung ảnh được tận dụng để cắt các bìa nền dán ảnh, các
bìa nền này hình ô vuông nhỏ.

Áp mẫu chân giá đỡ của khung ảnh lên bìa rồi
dùng dao rọc theo, chú ý rọc phần khe gắn ảnh ở giữa giá đỡ vừa đủ khít hai lần
độ dày của bìa các tông mà bạn có, vì khung ảnh được dán bằng hai lớp bìa.

Bước 3:
6 miếng nền ảnh được rạch khe ở giữa bìa sao cho
khe vừa lọt que đan (hay que tròn có mấu ở đầu que), khe chỉ cần rạch qua một
lớp giấy bìa để miếng bìa không bị rời làm đôi.

1 miếng khung ảnh được rạch 2 khe ở phía trên
khung để lọt vừa kim đan gắn dọc.
Phía dưới chỉ cần rạch một chút để vừa phần nhọn
của que đan lọt vào, nhớ dóng thẳng kim đan và vị trí cần rạch trên và dưới
khung ảnh phải nằm chính giữa các miếng nền ảnh mà bạn sẽ ghép ở bước sau.

Đây là hình ảnh kim đan đã được đặt khít các vị
trí.

Bước 4:
Cắt mốp hoặc xốp thành những mẩu nhỏ vuông vắn
rồi xuyên vào kim đan. Mỗi kim đan cần 6 miếng mốp nhỏ nhằm chèn vào giữa các
nền ảnh hay giữa nền ảnh và khung ảnh.

Bước 5:
Sơn hoặc dán giấy phủ màu cho khung ảnh, giá đỡ,
theo màu sắc mà bạn yêu thích.
Giá đỡ gắn hai miếng vào làm một rồi mới sơn hoặc dán giấy màu.
Khung ảnh được gắn kim đan có xuyên mốp, tách các mốp rời nhau rồi gắn một lớp
nền ảnh có khe vào khít kim đan, sau đó gắn một lớp nền ảnh không khe phủ lên
để có một nền ảnh dày và phẳng hai mặt trước sau.
Dán các hình tô màu yêu thích của bé dán lên nền ảnh, hoặc bạn có thể dán giấy
trắng để bé vẽ tự do.
Mặt sau của nền ảnh có thể là hình chữ cái đầu
tiên của tên hình ảnh được dán ở mặt trước, ví dụ mặt trước hình bông hoa thì
mặt sau dán chữ H.

Nếu thích bạn có thể vẽ trang trí một vỏ hộp
tròn nhỏ, đục lỗ ở giữa hai lớp nắp và đáy hộp để xuyên kim đan qua, thay thế
cho 3 nền ảnh ở một bên khung ảnh.

Gắn khung ảnh vào giá đỡ, đặt ở mặt nền bằng
phẳng và ánh sáng tốt để bé chơi trò nhận biết hình ảnh, chữ cái,... và xoay
hình qua que đan:
Đối với các bé nhỏ, trò xoay hình khá thú vị,
sinh động, còn với các bé lớn thì việc học chữ cái có hình ảnh bằng trò chơi
lật hình này cũng rất vui và hiệu quả.
Hoặc bạn có thể sáng tạo cách sắp đặt khác cho
bộ trò chơi lật hình này, miễn sao phát huy hết thế mạnh của trò chơi là vận
động tinh và nhận biết tốt. Chẳng hạn mô phỏng một máy quay phim là vỏ hộp xoay
tròn, và bên cạnh là các hình ảnh thay đổi sinh động:
Khi bé lớn và đã chán trò chơi ngày nhỏ này, bé
có thể dùng nó để dán ảnh kỷ niệm, dán tờ nhắc việc, treo đồ trang sức nhỏ,...
và trưng bày ở góc học tập. Bạn sẽ làm một bộ tái chế bìa các tông này cho bé
nhé, chúc bạn thành công!